trữ, sử dụng pháo, vũ khí, vật liệu nổ dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán đã gây nhiều ảnh hưởng xấu đến đời sống và an ninh trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của đất nước. Càng về thời điểm những tháng cuối năm, tình hình buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo nổ càng diễn biến phức tập. Cùng với đó là chiều hướng gia tăng các vụ tai nạn do tự chế pháo nổ, không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn để lại di chứng nặng nề về tâm lý và gánh nặng tài chính cho nạn nhân cùng gia đình. Điều đáng chú ý, có nhiều vụ việc là do học sinh, sinh viên, thanh niên thực hiện. Theo thống kê tính đến tháng 11 năm 2024, lực lượng chức năng đã phát hiện 304 vụ, bắt giữ 543 đối tượng sản xuất trái phép pháo.
Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm pháo nổ (pháo nổ, pháo hoa nổ) và pháo hoa. Cụ thể: Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ.
Pháo hoa nổ là sản phẩm được được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Khác biệt căn bản nhất giữa pháo hoa với pháo nổ, pháo hoa nổ là: Pháo nổ, pháo hoa nổ gây tiếng nổ không cho phép người dân tự sử dụng; pháo hoa không gây ra tiếng nổ và cho phép người dân được sử dụng trong một số trường hợp. Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, người dân (phải có đủ năng lực hành vi dân sự) được phép sử dụng pháo hoa trong các trường hợp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật. Và chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đã được cấp phép kinh doanh pháo hoa.
Hiện nay pháp luật có những quy định rất cụ thể về xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan pháo, bao gồm cả xử phạt hành chính và xử lý hình sự.
Xử lý hình sự: Hành vi phạm tội liên quan đến sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo từ 6kg trở lên có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau: Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190) có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đến 03 tỷ hoặc phạt tù từ 01 đến 15 năm; Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191) có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm; Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318) có thể phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm. Ngoài ra, nếu đốt pháo nổ, pháo hoa nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản do hành vi đốt pháo gây ra.
Xử lý hành chính: Nếu các hành vi vi phạm liên quan đến pháo dưới 6kg trở xuống mà chưa có tiền án, tiền sự gì thì sẽ bị xử lý hành chính theo Nghị định 144/2021NĐ-CP, quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh trật tự, theo đó: Hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép bị phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ; hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo bị phạt tiền từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ. Bên cạnh bị phạt tiền, toàn bộ số pháo là tang vật sẽ bị tịch thu theo quy định.
Chào xuân mới và mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, mỗi người chúng ta cần phải thực hiện tốt các nội dung sau:
- Không sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và đốt các loại pháo, không tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, thường xuyên thực hiện nghiêm túc Nghị định 137/2020/NĐ-CP 1của Thủ tướng Chính phủ, nhất là dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán .
- Tuyên truyền, vận động người thân và mọi người xung quanh không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và đốt các loại pháo; không tàng trữ và sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ.
- Nếu phát hiện các trường hợp cố ý vi phạm các quy định về phòng chống pháo nổ, vũ khí, vật liệu nổ, mỗi người hãy báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý kịp thời theo pháp luật.
Mỗi học sinh trường Tiểu học Phạm Tu đã thực hiện kí cam kết về việc thực hiện phòng chống pháo nổ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; không tàng trữ, vận chuyển, mua bán và sử dụng pháo nổ; tuyên truyền cho người thân, bạn bè về tác hại của pháo nổ; tích cực tham gia các hoạt động đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống các loại pháo, vũ khí, vật liệu nổ là góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, vì bình yên và hạnh phúc của nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá, mừng Đảng, mừng xuân, đón năm mới vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm. Chúng ta hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp “Nói không với pháo nổ – Giữ gìn an toàn ngày Tết”để mọi gia đình sẽ có một mùa xuân trọn vẹn yêu thương!
Hy vọng rằng, nhận thức của mỗi người dân về phòng chống pháo nổ sẽ ngày càng được nâng cao, góp phần giảm thiểu những tai nạn đáng tiếc xảy ra do pháo nổ. Và chắc chắn, mỗi học sinh trường Tiểu học Phạm Tu sẽ là tuyên truyền viên nhí tích cực, lan tỏa thông điệp phòng chống pháo nổ tới gia đình, người thân,… góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương dịp Tết đến, xuân về.