VAI TRÒ CỦA CÁC DƯỠNG CHẤT ĐỐI VỚI CƠ THỂ

         Chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe cũng như sự tăng trưởng và phát triển về tầm vóc và trí tuệ của cơ thể. Sở hữu chế độ ăn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và tránh nguy cơ mắc phải nhiều loại bệnh lý. Để tìm hiểu rõ hơn dinh dưỡng là gì và những tác dụng của chất dinh dưỡng đem lại, mời quý bạn đọc cùng nghiên cứu những thông tin dưới đây.

  1. Khái niệm dinh dưỡng là gì?

     Dinh dưỡng được dùng để chỉ các hoạt động ăn uống, vận chuyển, hấp thu các dưỡng chất trong cơ thể và quá trình bài tiết chất thải. Ngoài ra dinh dưỡng còn bao gồm các dưỡng chất được chúng ta tiêu thụ và dung nạp vào cơ thể hàng ngày.

    Chuyên gia dinh dưỡng là những người được đào tạo trong lĩnh vực y tế, chuyên khoa Dinh dưỡng giúp người bệnh xây dựng thực đơn và kế hoạch ăn uống khoa học. Những kế hoạch này được thiết lập dựa trên các chỉ số sức khỏe, thể trạng và vấn đề bệnh lý của từng cá nhân. Từ đó hỗ trợ bệnh nhân phòng ngừa, khắc phục nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng thiết yếu bằng cách thay đổi lối sống, thói quen ăn uống trước khi phải dùng thuốc.

Dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe con người

      Nếu bạn duy trì được chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh thì sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế rủi ro mắc phải các bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn ăn uống thiếu chất, hấp thu kém hoặc thừa chất, béo phì thì tức là bạn đang bị mất cân bằng dinh dưỡng, dễ bị rối loạn chuyển hóa và các bệnh như tiểu đường, tim mạch, loãng xương, suy dinh dưỡng,…

  1. Các chất dinh dưỡng là gì?

     Chất dinh dưỡng chính là những hợp chất hóa học có chức năng cung cấp năng lượng và duy trì các hoạt động sống trong cơ thể. Chất dinh dưỡng tồn tại trong nhiều loại thực phẩm khác nhau và được con người hấp thụ thông qua các bữa ăn hàng ngày. Đó có thể là những chất như sau:

     2.1. Chất đạm (protein)

     Đây là thành phần cơ bản cấu thành nên cấu trúc và chức năng của tế bào. Chất đạm được tìm thấy nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa hay các loại hạt. Mỗi ngày cơ thể con người nên nạp khoảng 118g protein. Chất này tham gia vào hoạt động của tim, vận chuyển oxy, hoạt động não bộ, tiêu hóa thức ăn,…

     Đối với trẻ nhỏ, mẹ bầu hoặc đang cho con bú thì nhu cầu protein sẽ lớn hơn người bình thường. Khi được hấp thụ vào cơ thể, protein sẽ được chuyển hóa thành các axit amin vốn là thành phần của hệ miễn dịch giúp tiêu diệt các vi sinh vật gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, protein còn là thành phần của các hormone và các men, tham gia tích cực vào hoạt động chuyển hóa của cơ thể.

    2.2. Glucid (carbohydrates)

    Carbohydrates chiếm khoảng 60 – 70% tổng năng lượng do thức ăn cung cấp trong bữa ăn. Glucid xuất hiện nhiều trong các loại hạt họ đậu và hạt ngũ cốc và thường đi kèm với vitamin nhóm B. Do đó những loại gạo hoặc đường quá trắng sẽ dễ bị thiếu hụt vitamin B1.

    2.3. Chất béo (Lipid)

    Chất béo cung cấp rất nhiều năng lượng và chứa trong các thực phẩm như dầu thực vật, mỡ động vật, sữa toàn phần, bơ,…

    Chất béo giúp kích thích cơ thể hấp thụ tốt các loại vitamin, nhất là các loại vitamin có thể tan trong dầu như vitamin A, E, D, K, đồng thời tham gia vào quá trình đông máu tự nhiên.

Chất đạm được tìm thấy nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa hay các loại hạt

     2.4. Chất xơ

     Chất xơ có thể được tìm thấy trong các loại rau xanh, hoa quả với công dụng chính là hỗ trợ tiêu hóa. Tuy rằng cơ thể không thể hấp thụ chất xơ nhưng nhờ chăm chỉ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất này chúng ta sẽ ít mắc phải các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim mạch, béo phì, táo bón,…

    2.1. Các loại vitamin và khoáng chất

   Vitamin, vi khoáng, khoáng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người, cụ thể như sau:

  • Vitamin A: khi cơ thể được cung cấp vitamin A đầy đủ sẽ hạn chế được nguy cơ mắc phải các bệnh lý về mắt, chống khô mắt. Đặc biệt loại vitamin này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể;
  • Vitamin nhóm B: nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin nhóm B thì sẽ khiến cho quá trình tổng hợp tế bào miễn dịch bị chậm lại, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức đề kháng của cơ thể;
  • Vitamin C: là chất quan trọng giúp chống lại quá trình oxy hóa, hỗ trợ tổng hợp collagen (một chất giúp hình thành mô liên kết, là gian bào ở thành mạch, duy trì độ đàn hồi cho da);
  • Vitamin D3: tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo thành năng lượng, tăng cường khả năng hấp thụ canxi giúp cơ thể không bị tê phù, tăng cảm giác ngon miệng. Vitamin D3 chứa nhiều trong dầu cá thu, bơ, trứng và gan động vật;
  • Vitamin E: ngăn ngừa oxy hóa và hạn chế sự hình thành của các gốc tự do
  • Các vi khoáng và khoáng chất: sự thiếu hụt các chất khoáng quan trọng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực đối với sức khỏe, điển hình như thiếu iot gây bướu cổ, thiểu sản men răng do thiếu flour, thiếu sắt gây thiếu máu, hay thiếu canxi khiến trẻ bị còi xương còn người lớn bị loãng xương,…
  1. Làm thế nào để cho một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng?

     Dinh dưỡng giữ nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cả về trí não lẫn thể chất của cơ thể. Nếu áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng các chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể được cung cấp đủ năng lượng cho mọi hoạt động trong suốt ngày dài. Việc cân bằng chế độ ăn và cung cấp dưỡng chất cho cơ thể cần phù hợp với từng độ tuổi và giới tính.

     Thực đơn ăn uống tiêu chuẩn và cân bằng chất dinh dưỡng sẽ gồm có:

  • Cân bằng lượng protein (bao gồm protein từ thực vật và động vật);
  • Cân bằng 3 nguồn năng lượng (được cung cấp bởi chất béo, protein và carbohydrate);
  • Cân bằng lượng lipid (từ mỡ động vật và dầu thực vật);
  • Cân bằng lượng chất khoáng và vitamin;
  • Bột caraway (với mức đường tinh luyện phù hợp).

Cơ thể không thể hoạt động tốt nếu vắng đi các loại vitamin thiết yếu

      Như vậy một bữa ăn cần phải đảm bảo sự kết hợp đa dạng giữa các nhóm dưỡng chất thiết yếu. Bên cạnh sự góp mặt của các chất dinh dưỡng nêu trên thì việc chế biến món ăn sao cho phù hợp với khẩu vị cũng như đảm bảo được sự cân bằng chất dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng.