BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH TNTT – KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH ĐIỆN GIẬT
Tai nạn điện vẫn thường xuyên xảy ra trong mỗi gia đình, mà đối tượng thường là trẻ nhỏ. Vì thế trang bị kiến thức cho trẻ để phòng tránh được điện giật là việc làm cần thiết. Điện giật ở trẻ em là một trong những tai nạn thường gặp ở mỗi gia đình. Vì vậy, bố mẹ cần hiểu rõ nguy hiểm và cách phòng tránh để đảm bảo an toàn cho con trẻ ngay cả trong ngôi nhà của mình.
1. Không sử dụng thiết bị điện khi tay ướt: như dùng tay ấn nồi cơm điện, bật quạt
Trẻ không được dùng tay ướt ấn nồi cơm
Không được chạm tay vào dây điện nứt
- Không được chạm tay vào dây điện nứt, ổ điện hở,…
- Không sử dụng những thiết bị dễ cháy nổ, rò điện như bàn là, bếp điện, lò nướng,.. Khi sử dụng cần có người lớn giúp đỡ.
Trẻ không được tự ý sử dụng bàn là, bếp điện, lò nướng,…
- Khi có sấm chớp cần ra khỏi bể bơi, bồn tắm và tắt hết các thiết bị điện
Trẻ cần ra khỏi bể bơi ngoài trời khi trời mưa
- Không đứng gần cột điện, dưới cây to hay đi chân đất dưới trời mưa.
Trẻ không được đứng dưới cây to, đi chân đất khi trời mưa
Để đảm bảo an toàn, cần lắp đặt những thiết bị điện ở xa tầm với của trẻ, tránh sự tiếp xúc gần dễ xảy ra những sự cố. Cha mẹ cũng cần chủ động sử dụng những thiết bị điện thông minh, chuyên dụng có khả năng tự ngắt, hay dùng những thiết bị có nắp che phần ổ cắm cũng như để những món đồ nguy hiểm tránh xa tầm tay trẻ em. Ngoài ra, với các thiết bị điện trong nhà, cha mẹ nên sử dụng những biểu tượng cảnh báo để tạo thói quen cho trẻ nhỏ.
* Những lưu ý khi sơ cứu trẻ bị điện giật
– Tuyệt đối không để nạn nhân bị ngã và gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn.
– Không được chạm vào nạn nhân khi chưa ngắt nguồn điện, không được dùng tay không để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì có thể bạn sẽ bị điện giật.
– Phải giữ cho mình một tâm thái thật bình tĩnh, tránh hoảng loạn để đảm bảo sơ cứu an toàn cho nạn nhân:
+ Ngắt cầu dao điện càng nhanh càng tốt.
+ Gọi cấp cứu và gọi báo cho điện lực gần nhất.
+ Tự cách điện cho mình bằng cách đứng lên vật cách điện, dùng các vật dụng cách điện như thanh tre, cây khô, cây nhựa…. để gạt dây điện hoặc tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
+ Kiểm tra chấn thương cho nạn nhân, ưu tiên những vị trí trọng yếu như đầu, cổ. Nếu nạn nhân bất tỉnh, không thở hoặc thở yếu nên tiến hành hô hấp nhân tạo đến khi nạn nhân thở lại.
+ Chỉ vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế khi đã cấp cứu ổn định.
+ Cố gắng không để nạn nhân bị lạnh run. Tiến hành băng, che phủ vùng bỏng với băng vô trùng hoặc quần áo sạch. Không dùng chăn mền hay khăn lau vì các chất liệu sợi thưa có thể dính vào vết bỏng.
+ Tất cả các trường hợp điện giật sau khi sơ cứu đều phải vận chuyển đến cơ sở y tế để kiểm tra mức độ ảnh hưởng