Vì sao cần rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ Tiểu học?
Việc nuôi dạy trẻ không chỉ đơn thuần giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, mà còn bao gồm cả việc phát triển tâm lý, tính cách kiến thức và kỹ năng. Việc rèn luyện những kỹ năng sống cho trẻ tiểu học từ sớm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, ứng xử khéo léo trong mọi tình huống, dễ hòa nhập với môi trường mới. Bên cạnh đó, các kỹ năng sống thiết yếu như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề… sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững và thành công của trẻ trong tương lai. Đặc biệt, trẻ sẽ trở nên tự lập và có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội.
Đối với học sinh bậc Tiểu học thì việc rèn luyện từ sớm các kỹ năng sống cơ bản là điều cần thiết, giúp trẻ tự tin, sáng tạo và chủ động trong giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Do vậy, cha mẹ nên có kế hoạch rèn luyện những kỹ năng sống cho trẻ, kỹ năng thích nghi với xã hội từ sớm giúp con phát triển toàn diện. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của bé. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ các kỹ năng sống cơ bản dưới đây để nuôi dạy trẻ tốt hơn.
1. Kỹ năng lắng nghe
Ở lứa tuổi này, các bạn nhỏ thường sẽ khó tập trung vào công việc đặc biệt là lắng nghe người khác nói. Do đó kỹ năng lắng nghe là một trong những bài học giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học vô cùng quan trọng, khi trẻ biết lắng nghe trẻ sẽ học được cách chia sẻ, cảm thông, kết nối với nhiều bạn bè hơn. Hơn thế nữa, đây cũng là cách để trẻ thể hiện sự tôn trọng của bản thân đối với người khác. Việc trẻ tập trung lắng nghe sẽ giúp việc học của trẻ được diễn ra tốt hơn, tạo điều kiện cho trẻ mở rộng thế giới quan khi tiếp thu những ý tưởng, ý kiến của người khác. Để rèn luyện kỹ năng lắng nghe cho bé như sau:
- Để con trẻ được nói lên quan điểm:Cha mẹ không nên áp đặt suy nghĩ hay ngắt lời khi con đang nói, hãy để bé nói hết ý của mình rồi hãy trả lời.
- Thể hiện thái độ lắng nghe: Cha mẹ cần làm gương cho bé bằng cách ngồi chăm chú, nhìn vào mắt của bé khi trò chuyện và thêm vào đó một số cử chỉ tương tác như gật đầu nhẹ, mỉm cười,…
- Trò chuyện với con thường xuyên:Đây cũng là cách để cha mẹ có thể thể hiện tình cảm và thấu hiểu con nhỏ hơn.
- Thường xuyên đọc sách, đọc truyện cho con nghe: Đây là một trong những phương pháp rèn luyện kỹ năng tập trungvà giúp con lắng nghe trọn vẹn 1 câu chuyện.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tiêu học – Kỹ năng lắng nghe
2. Kỹ năng quản lý và kiểm soát cảm xúc
Ở lứa tuổi này bé thường sẽ có rất nhiều cung bậc cảm xúc và trẻ chưa biết cách kiểm soát nó hợp lý. Vậy nên lúc này, cha mẹ nên là người giáo dục định hướng cho trẻ cách quản lý cảm xúc của mình. Đôi khi, bé sẽ có những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, buồn chán, sợ hãi hay thất vọng,… vậy nên cha mẹ cần hướng dẫn cho bé cách ứng phó với cảm xúc tiêu cực hoặc quá hăng hái như sau:
-
- Để con có cơ hội mô tả những cảm nhận của con về sự việc:Cha mẹ có thể hỏi bé những khi có tình huống xảy ra và thường xuyên quan sát biểu cảm của con.
- Thảo luận về những hoạt động giúp con có thể giải tỏa những cảm xúc tiêu cực như: Sáng tạo nghệ thuật, đọc truyện tranh, xem phim, tập thể dục thể thao,…
- Dạy con nói những điều tốt đẹp: Cha mẹ có thể dạy con những điều hay điều tốt đẹp về chính bản thân hoặc đóng vai người bạn và đưa ra những tình huống thực tế để con giải quyết. Sau đó, cha mẹ hãy hướng dẫn cho con nếu con giải quyết sai.
- Cùng con chia sẻ khó khăn: Những lúc này con đang rất cần người để chia sẻ, tâm sự bạn hãy trở thành người tư vấn cho con, giúp con vượt qua nhé
Giáo dục cho trẻ kỹ năng quản lý và kiểm soát cảm xúc từ sớm
3. Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi
Tương tự như các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học dạy con nói lời cảm ơn, xin lỗi là điều vô cùng thiết yếu. Đây là một trong những kỹ năng cơ bản và rất cần thiết mà trẻ cần được trang bị trước khi đi học. Việc hình thành kỹ năng này từ sớm sẽ giúp bé tạo nên một giá trị sống đáng quý trong cách ứng xử với những người xung quanh. Từ đó giúp bé hình thành lòng vị tha, tôn trọng và yêu thường mọi người. Cách dạy kỹ năng sống cho trẻ như sau:
- Dạy trẻ nói cảm ơn với bất kỳ ai:Cha mẹ hãy cho bé biết rằng dù là người lớn, bằng tuổi hay các bạn nhỏ hơn bé cần phải bày tỏ lời cảm hơn hoặc lời xin lỗi chân thành.
- Không cho bé đổ lỗi cho người khác: Khi phạm lỗi bé phải biết dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi, không để bé đổ thừa cho người khác.
- Bày tỏ lòng biết ơn:Khi bé nhận được sự giúp đỡ từ bất kỳ ai, bé hãy mỉm cười trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn của mình với người giúp bé.
Dạy trẻ cách nói lời xin lỗi và cảm ơn
4. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Trong các kỹ năng sống cho trẻ Tiểu học, kỹ năng tự bảo vệ bản thân để cho bé học cách tự vệ là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Nguy hiểm đến bất từ đâu, bất từ thời điểm nào, do đó cha mẹ hãy liệt kê cho con những tình huống có thể xảy ra và chỉ con cách xử lý. Một số trường hợp cha mẹ có thể hướng dẫn tại nhà cho con trước khi con đến lớp là:
- Tuyệt đối không nói chuyện với người lạ:Cha mẹ hãy dặn con là không nên đến chỗ quá đông người và không tự ý nhận đồ vật từ người lạ khi không có sự cho phép của cha mẹ. Lưu ý là trong lúc hướng dẫn cho con về các tình huống phát sinh, cha mẹ cần phải giải thích kỹ càng nguyên nhân để bé có thể hiểu và ghi nhớ.
- Không nghe lời hoặc đi theo người khác:Cha mẹ hãy hướng dẫn cho bé và dặn bé không được tự ý đi theo hoặc làm theo lời người lạ.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ: Trường hợp nhận ra người tiếp xúc với mình có ý đồ xấu, bé hãy nhanh chóng tìm sự giúp đỡ của những người xung quanh như bác bảo vệ, cô giáo, phụ huynh của các bạn khác,…
- Ghi nhớ thông tin của cha mẹ:Đặc biệt là số điện thoại, địa chỉ nhà của cha mẹ hoặc ông bà, anh chị để có thể nhanh chóng cầu cứu khi cần sự hỗ trợ.
- La lớn và nhờ sự giúp đỡ:Nếu có ai đó tiếp cận con trẻ với ý đồ xấu, con hãy la lên để thu hút sự chú ý của người xung quanh và yêu cầu họ giúp đỡ.
5. Kỹ năng phòng chống bắt nạt
Ngoài những mối nguy bên ngoài trường học, một số tình huống bắt nạt học đường của có thể xảy ra. Cha mẹ cần nghiêm túc hướng dẫn cho con cách xử lý cũng như cách có thể phòng tránh việc bị bắt nạt. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý, không để con trẻ có những lời nói, hành vi làm tổn thương người khác. Một số biện pháp giúp trẻ Tiểu học phòng chống bắt nạt như sau:
- Ví dụ cho con trẻ về những hành vi bắt nạt:Lưu ý cha mẹ nên giải thích cho con hiểu kỹ hơn lý do vì sao những hành động này là sai và hướng dẫn lại cho con cách cư xử đúng.
- Hướng dẫn cho bé cách xử lý tình huống bắt nạt học đường: Trường hợp con là nạn nhân hoặc con phát hiện trường hợp bắt nạt học đường con cần phải làm gì, đó là cách mà cha mẹ giáo dục cho con.
- Dạy con cách tôn trọng: Hãy chỉ cho các con cách dùng lời hòa nhã để giải quyết vấn đề thay vì sử dụng bạo lực học đường.
- Hãy luôn kết nối và lắng nghe con: Cha mẹ hãy luôn quan tâm, chia sẻ cho con để tránh trường hợp con bị bạo lực học đường hoặc ít nhất là phát hiện sớm và tìm cách giải quyết vấn đề con đang mắc phải.
Kỹ năng phòng chống bắt nạt
6. Kỹ năng giao tiếp ứng xử
Giao tiếp là hành động truyền tải thông điệp từ người này đến người khác. Kỹ năng ứng xử có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ hiểu được những người xung quanh, cũng như truyền đạt suy nghĩ của mình cho người khác một cách hiệu quả.
Việc giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử cho trẻ không chỉ giúp trẻ giao tiếp hiệu quả mà còn rèn luyện cách ứng xử sao cho khéo léo với các tình huống khó xử, bất ngờ trong cuộc sống. Cụ thể, cha mẹ có thể đưa ra các tình huống thực tế để giúp trẻ rèn luyện như khi bạn bè bắt nạt hoặc trêu chọc thì ứng xử của trẻ như thế nào, cách tìm kiếm sự giúp đỡ ra sao…
Kỹ năng giao tiếp ứng xử cho học sinh Tiểu học
7. Kỹ năng tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo là quá trình giải quyết vấn đề trên cơ sở tìm ra nhiều phương án khả thi và chọn phương án tối ưu nhất. Đây được xem là một trong những nền tảng quan trọng để trẻ có cơ hội phát triển và thành công trong cả sự nghiệp và cuộc sống.
Cha mẹ có thể rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo cho trẻ bằng cách khuyến khích con trải nghiệm những điều mới mà con chưa từng làm trước đây như học chơi một nhạc cụ mới, tham gia các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, thường xuyên quan sát học hỏi từ những người xung quanh, luôn tìm ra thêm một cách nữa đối với từng vấn đề cụ thể…
Kỹ năng tư duy sáng tạo cho học sinh tiểu học
8. Kỹ năng làm việc nhóm
Trong thời đại hiện đại ngày nay, việc phát triển kỹ năng làm việc nhóm ngày càng đóng vai trò quan trọng. Đối với trẻ học tiểu học, những hoạt động làm việc theo nhóm không chỉ tăng sự gắn kết, hòa đồng với bạn bè mà còn giúp trẻ hiểu được giá trị của việc hợp tác, giúp hoàn thành công việc tốt hơn. Ngoài ra, kỹ năng này còn giúp trẻ phát triển khả năng tổ chức, hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên trong nhóm và kỹ năng lãnh đạo tốt hơn.
Để giúp phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm cho học sinh tiểu học, cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động theo nhóm khi học tập, vui chơi như học nhóm hay tham gia các môn thể thao đồng đội như đá banh, kéo co, bóng rổ…
Kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh Tiểu học
9. Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng quản lý thời gian có vai trò khá quan trọng đối với học sinh tiểu học. Mỗi công việc trẻ làm hàng ngày như làm bài tập, học ngoại ngữ, học chơi nhạc cụ… có hoàn thành tốt và đạt được hiệu quả hay không cũng phụ thuộc rất lớn vào việc sắp xếp thời gian đã hợp lý hay chưa.
Do vậy, việc hướng dẫn trẻ cách quản lý, sắp xếp thời gian biểu hợp lý là nhiệm vụ hàng đầu trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tiểu học.
Để rèn luyện kỹ năng này cho trẻ thì cha mẹ nên bắt đầu từ việc mua cho trẻ một chiếc đồng hồ báo thức giúp bé có thể thức dậy đúng giờ để đi học, hoàn thành bài tập trong thời gian quy định…
Kỹ năng quản lý thời gian cho trẻ em tiểu học
10. Kỹ năng thuyết trình
Một trong những kỹ năng mềm quan trọng quyết định sự thành công trong tương lai của trẻ đó chính là khả năng thuyết trình tốt trước đám đông. Tuy nhiên, đối với một số bé, việc trình bày trước nhiều người sẽ khá khó khăn và có thể làm bé cảm thấy sợ. Vì vậy, ba mẹ nên tập luyện cho trẻ từ sớm để giúp bé tự tin hơn khi giao tiếp và trình bày quan điểm của bản thân trước mọi người một cách hiệu quả.
Cha mẹ có thể rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho trẻ bằng cách hướng dẫn các bước và thuyết trình một cách suôn sẻ làm mẫu để trẻ học theo, cho trẻ xem các video về những phương pháp thuyết trình hiệu quả, khuyến khích trẻ đặt nhiều câu hỏi, khuyến khích trẻ sử dụng nhiều cách khác nhau để trình bày, thường xuyên luyện tập cùng trẻ…
Kỹ năng thuyết trình cho học sinh tiểu học